Bột đá, đá khối block, đá xẻ, đá hộc,...
Nhật Bản, Trung Quốc, Turmenistan, Ấn độ, Iran...
Những ứng dụng quan trọng của bột đá CaCO3 hiện nay:
Ngành công nghiệp giấy
Nếu như trước kia, sản xuất giấy sử dụng chất độn và chất tráng là đất sét và cao lanh để làm trắng giấy. Tuy nhiên, 2 loại đất này khá hiếm trong tự nhiên và giá thành cao vì vậy người ta chuyển hướng sử dụng loại chất khác thay thế. Trong đó, bột đá là loại chất giá thành rẻ và thậm chí, làm giấy trắng hơn nên ngành công nghiệp này chuyển hướng sang sử dụng bột đá.
CÔNG T
CÔNG TY TNHH-SX-TM NHỰA ĐỨC THỊNH
Luôn mang tới sản phẩm & dịch vụ tốt nhất cho khách hàng !
+ Mọi chi tiết xin liên hệ :
+ Hotline 1: 0936.116.117
+ Hotline 2: 0944.116.117
+ Địa chỉ VP: 126B Trường Sa, P.15, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM
+ Chi nhánh: 58/3 Quốc lộ 1A, Bà Điễm , Hóc Môn, Tp.HCM
+ Nhà máy 1: TT An Bài, Quỳnh Phụ, Thái Bình
+ Nhà máy 2: Thọ Hợp, Quỳ Hợp, Nghệ An.
+ Nhà máy 3: Núi Mâm Xôi, Kim Bảng, Hà Nam.
+ Email: nhuaducthinh@gmail.com
- Kênh Youtube: nhuaducthinh
Ngành sản xuất chất tẩy rửa
Trên thị trường sản xuất các chất tẩy rửa có hai dạng chính là: dạng kem và dạng bột. Bột đá sẽ giúp các khoáng chất mịn hơn, trơn hơn đồng thời trắng sáng hơn. Bởi vì, bột đá độ cứng của nó thấp hơn một số dạng vật chất khác, chỉ có 3 Moh.
Ngành chăn nuôi
Bôt đá được xem như là một chất phụ gia trong thức ăn giúp gia súc, gia cầm phát triển hệ xương và trứng. Sử dụng các loại bột với nhiều kích cỡ hạt khác nhau sẽ đảm bảo được độ tinh khiết của bột đá.
Ngành xử lý môi trường
Bột đá có thành phần chính là CaCO3, vốn dĩ là một loại muối tự nhiên. Tác dụng của các loại muối là trung hoà axit và khử các chất độc hại khác. Vì vậy, bột đá được áp dụng rông rãi để xử lý môi trường và bảo vệ môi trường.
Ngành nông nghiệp
Được dùng như một loại phân bón, bột đá cung cấp chất dinh dưỡng (canxi) cho cây trồng. Đồng thời nó còn bình ổn lượng PH trong đất giúp cây phát triển tốt hơn. Ứng dụng này đã có từ lâu đời, người Hy Lạp và người La Mã đã ca ngợi về tác dụng của bột đá từ rất lâu nay.
Thủ tục xuất khẩu bột đá CaCO3 siêu mịn
Mặt hàng bột đá CaCO3 siêu mịn của Việt Nam thường xuất khẩu sang Ấn Độ, Bangladesh và một số nước khối châu Âu. Các doanh nghiệp đang muốn tìm hiểu thủ tục xuất khẩu bột đá CaCO3 có thể nghiên cứu chi tiết về quy trình trong bài viết dưới đây.
1. Về chính sách mặt hàng – Thủ tục xuất khẩu bột đá vôi CaCO3
a. Cơ sở pháp lý
Căn cứ quy định tại Điều 1 và điều 2 Thông tư số 41/2012/TT-BCT ngày 21/12/2012 của Bộ Công Thương quy định về xuất khẩu khoáng sản thì:
“2. Khoáng sản xuất khẩu bao gồm: khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại, khoáng sản làm khoáng chất công nghiệp.
Than, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên, condensate, băng cháy, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng, hợp kim, kim loại không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.”
Mặt hàng bột đá vôi siêu mịn CaCO3 không xuất khẩu để làm vật liệu xây dựng. Về nhóm hàng khoáng sản làm vật liệu xây dựng, đề nghị doanh nghiệp đọc kỹ thông tư có hướng dẫn cụ thể.
b. HS code và thuế xuất khẩu
Theo biểu thuế Xuất nhập khẩu 2018, mặt hàng bột đá vôi siêu mịn có 2 mã HS:
– Bột đá vôi siêu mịn không tráng phủ acid stearic: 25174900
– Bột đá vôi siêu mịn có tráng phủ acid stearic: 38249099
Do đó, khi xuất khẩu doanh nghiệp sẽ lấy mẫu đi kiểm tra chất lượng để xác định mức thuế xuất khẩu phải nộp. Doanh nghiệp mang mẫu niêm phong hải quan và kiểm tra tại các cơ sở thuộc hệ thống VILAS. Ví dụ tại Hà Nội, doanh nghiệp có thể đăng ký kiểm tra tại Viện Vật Liệu Xây Dựng.
2. Về hồ sơ hải quan – Thủ tục xuất khẩu bột đá vôi CaCO3
Tổng cục Hải quan vừa có văn bản hướng dẫn cục hải quan các tỉnh, thành phố khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo Thông tư 05/2018/TT-BXD của Bộ Xây dựng.
Cụ thể tại công văn số 6827/TCHQ-GSQL ngày 21/11/2018: